Tháng Năm 18, 2024

Đoạn mạch AB gồm điện trở R = 40 Ω, cuộn dây (không thuần cảm) và tụ điện có điện dung thay đổi được mắc nối tiếp theo đúng thứ tự trên. Biết cuộn dây có độ tự cảm L = $\frac{3}{10\pi }$H và điện trở thuần r = 10 Ω. Gọi M là điểm nối giữa điện trở và cuộn dây. Đặt vào hai đầu AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 200 V và tần số f = 50 Hz. Khi điều chỉnh điện dung C tới giá trị C = Cm thì điện áp hiệu dụng U$_{MB}$ đạt cực tiểu. Giá trị của U$_{MBmin}$ là

Đoạn mạch AB gồm điện trở R = 40 Ω, cuộn dây (không thuần cảm) và tụ điện có điện dung thay đổi được mắc nối tiếp theo đúng thứ tự trên. Biết cuộn dây có độ tự cảm L = $\frac{3}{10\pi }$H và điện trở thuần r = 10 Ω. Gọi M là điểm nối giữa điện trở và cuộn dây. Đặt vào hai đầu AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 200 V và tần số f = 50 Hz. Khi điều chỉnh điện dung C tới giá trị C = Cm thì điện áp hiệu dụng U$_{MB}$ đạt cực tiểu. Giá trị của U$_{MBmin}$ là

A. 50 V.

B. 40 V.

C. 75 V.

D. 100 V.

Hướng dẫn

Điện áp hiệu dụng trên hai đầu đoạn mạch chứa cuộn dây và tụ điện là: ${{U}_{d-C}}=I{{Z}_{d-C}}=U\frac{\sqrt{{{r}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}{\sqrt{{{\left( R+r \right)}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}$
$\Rightarrow $ ${{U}_{d-C}}$ đạt giá trị cực tiểu khi ${{Z}_{C}}={{\text{Z}}_{L}}$= $30\Omega $ $\to $ ${{U}_{d-C\left( \min \right)}}=U\frac{r}{r+R}=40$V.