Tháng Năm 18, 2024

Có hệ ròng rọc như hình vẽ. Vật A và B có trọng lượng lần lượt là 30N và 7N. Bỏ qua ma sát và khối lượng dây. Xem trọng lượng của các ròng rọc là không đáng kể.

Có hệ ròng rọc như hình vẽ. Vật A và B có trọng lượng lần lượt là 30N và 7N. Bỏ qua ma sát và khối lượng dây. Xem trọng lượng của các ròng rọc là không đáng kể.

A. Vật A đi lên hay đi xuống.

B. Muốn vật A chuyển động đều đi lên 6cm thì vật B phải có trọng lượng ít nhất là bao nhiêu và di chuyển bao nhiêu?

Hướng dẫn

A. Do trọng lượng vật A là PA = 30N

– Nên lực căng của dây thứ nhất:

   F$_{1}$ = P$_{A}$/2 = 15N

– Lực căng của dây thứ 2:

   F$_{2}$ = F$_{1}$/2 = 7,5N

– Theo đề bài, vật B có trọng lượng P’$_{B}$ = 7N < F$_{2}$ = 7,5N nên B đi lên, còn vật A đi xuống.

B. Khi vật B có trọng lượng là thì lực kéo xuống của trọng lực cân bằng với lực F2 kéo vật B lên.

– Nếu lúc đầu A và B đứng yên thì ta có thể kích thích A chuyển động đều đi lên, còn B chuyển động đều đi xuống.

– Ta thấy kéo vật A có trọng lượng P$_{A}$ = 30N đi lên chỉ cần có trọng lượng P’$_{B}$ = 7,5N .

– Như vậy tính về lực thì lợi 4 lần nên phải thiệt 4 lần về đường đi.

Do đó vật B phải đi xuống 24 cm.